Previous
Next

Tin NBTPC

Chú Phạm Ngọc Hòa

Người mà tôi gọi là chú là chú Phạm Ngọc Hòa- Nguyên Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (tiền thân là Nhà máy điện Ninh Bình được thành lập ngày 17/01/1974). Chú là lãnh đạo thân thiện nhất mà tôi từng được làm việc với chú.

Gặp lại chú, sau khi nghỉ hưu đã gần 05 năm (năm 2015) chú không sinh sống tại Ninh Bình, chú định cư tại Hà Nội cùng với các con, chú vẫn khỏe và trông tươi tắn hơn, có lẽ do nghỉ hưu nên áp lực công việc không còn, tôi thấy chú còn trẻ hơn so với lúc chú đang công tác.

          Chú sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Nam Định giàu truyền thống cách mạng, tốt nghiệp Đại học khoa Phát dẫn trường Đại học Bách Khoa- Hà Nội. Chú nói, chú không nghĩ là chú làm việc trong ngành Điện. Vì sau khi tốt nghiệp tháng 2/1979, chú về công tác tại Viện Quy hoạch và Thiết kế điện- Bộ Điện Than, nhưng sau đó tháng 6/1979, chấp hành lệnh tổng động viên, bản thân được điều động vào phục vụ trong quân đội. Sau khi huấn luyện sỹ quan về công tác tại Binh chủng Radar Quân chủng phòng không, với các chức vụ: Trợ lý kỹ thuật trung đoàn, binh chủng, phó trưởng ban, trưởng Ban nguồn điện.Trong những năm phục vụ trong quân đội, nhiều năm chú được bình bầu danh hiệu Chiến sỹ thi đua và phong quân hàm vượt trước niên hạn: Thiếu uý (1979), Trung uý (1981), Thượng uý (1983), Đại uý (1985).

            Sau 08 năm phục vụ trong quân đội, đến tháng 7/1987 chuyển ngành về công tác tại Nhà máy điện Ninh Bình. Tại đây chú gắn bó với ngành Điện gần 30 năm cho đến lúc nghỉ chế độ. Năm 2002, tôi mới được là nhân viên của chú, lúc bấy giờ chú đang giữ cương vị là Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, ai đó cứ nghĩ nhân viên gặp sếp cứ như là sợ cọp, nhưng trái lại với chú cảm nhận rất rõ ở chú rất gần gũi và giản dị, chính điều đó đã tạo cảm giác cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả. Vì chú cũng trải qua nhiều cương vị công tác nên hiểu rõ được tâm tư tình cảm của nhân viên, nên chú luôn ân cần, hòa nhã trong công việc cũng như trong cuộc sống riêng tư.

Trải qua nhiều cương vị công tác như vậy, nhưng ở cương vị nào chú cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chú nói với tôi: lúc cháu vào nhà máy là lúc Công ty đã được cải thiện về thời giờ làm việc từ 48h xuống 40h/tuần, cũng như các thiết bị vận hành đã được đại tu phục hồi, chứ thời kỳ chú đang làm Trưởng ca vận hành chú cảm nhận rất rõ. Với một nhà máy được Chính phủ và nhân dân Trung Quốc giúp đỡ đầu tư và xây dựng với thiết kế 1/3 nằm sâu trong lòng đất 7m (nhà máy bao gồm 04 tổ lò máy, với tổng công suất là 100 MW), việc sửa chữa và vận hành gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc trực tiếp là rất lớn. Hơn nữa, thời kỳ đó công nhân cực kỳ vất vả, vận hành 3 ca, 4 kíp và nguy cơ xảy ra sự cố rất cao.

Khi nhà máy đi vào hoạt động từ ngày 19/5/1974 nhà máy đi vào sản xuất, hệ thống điện miền Bắc được bổ sung thêm một nguồn điện lớn, cùng với nhà máy điện Uông Bí, Thác Bàtạo thành nguồn chủ lực của lưới điện miền Bắc, cung cấp điện phục vụ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, do nguồn điện quốc gia luôn luôn ở trong tình trạng thiếu, nhà máy phải vận hành hết khả năng, một số vật tư khan hiếm, không có điều kiện để củng cố sửa chữa, phục hồi nên thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà máy phải vận hành trong tình trạng giá thành sản xuất cao, hiệu suất hệ thống lọc bụi kiểu nước chỉ còn 50%, khói bụi thải ra khỏi ống khói đã gây ô nhiễm môi trường khu vực thị xã và vùng phụ cận một cách nghiêm trọng, nhà máy nằm trong danh sách là một trong những cơ sở công nghiệp phải ngừng hoạt động do ô nhiễm môi trường (được cải tạo, giải quyết ô nhiễm môi trường năm 1995).

Để nhà máy tiếp tục tồ tại trong những năm 1995-2000, được sự quan tâm, cho phép và tạo điều kiện của ngành, nhà máy đã thực hiện dự án đại tu phục hồi các tổ lò- máy và khắc phục ô nhiễm môi trường và đặc biệt là Bộ khử bụi tĩnh điện đạt hiệu suất lên đến 99,21% đi vào vận hành, hệ thống cây xanh của Công ty được trồng mới hàng năm, môi trường của nhà máy và Công ty được cải thiện rõ rệt.

Năm 2005, bắt đầu thực hiện theo chương trình cổ phần hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhà máy nằm trong danh sách phải cổ phần. Trong lộ trình cổ phần hóa, chú chia sẻ việc giảm biên chế là việc làm khó khăn nhất lúc bấy giờ, vì ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tư tình cảm của anh chị em, trực tiếp đến ổn định cuộc sống.  Lúc này, chú đã cùng với Ban lãnh đạo Công  ty thực hiện các giải pháp tối ưu nhất để trọn vẹn cả tình và lý, vừa vận động khuyến khích, nhưng bên cạnh đó Công ty cũng có những ưa đãi rất lớn cho những CBVNV về trước tuổi và ốm đau bệnh tật dài ngày.Kết quả của công tác cổ phần hóa từ gần 1100 CBCNV giảm xuống còn 1008 người, sau khi chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa năm 2008, nhà máy chỉ còn hơn 800 Người lao động.



Chú Phạm Ngọc Hòa- Nguyên Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2015

Công ty trải qua thời kỳ khó khăn về nhân lực khi định biên được giảm theo công suất thiết kế của nhà máy, mặt khác lúc này do điều động về nhân lực trong ngành, công nhân có tuổi đời còn trẻ chuyển sang các nhà máy mới, công nhân có tay nghề cao lại đến tuổi nghỉ hưu, Công ty chưa kịp đào tạo công nhân tay nghề cao kế cận, chú cùng với lãnh đạo Công ty và các đơn vị đã cùng nhau tìm ra giải: đối với phòng ban nghiệp vụ, một người làm được nhiều việc, với công nhân vận hành một người kiêm nhiều chức danh lẻ. Giải pháp này đã được Người lao động đoàn kết ủng hộ nên Công ty vẫn ổn định pháp ổn định tình hình sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh những năm sau đó.

Năm 2014, chú đã cùng Công ty bắt đầu khởi động xây dựng phương án phục hồi, nâng cao hiệu quả, giảm giá thành sản xuất điện năng của nhà máy, thay thế các bản thể Turbine, cải tạo các Lò hơi nhằm nâng cao hiệu suất của Lò hơi và Turbine, giảm suất tiêu hao nhiên liệu và giá thành. Đến nay 03 tổ Turbine đã được thay thế (năm 2017, 2018, 2019), hiệu suất của các tổ máy được nâng lên rõ rệt. Hiệu suất lò từ 81,3 % đến nay đã tăng lên 84,5%, hiệu suất Turbinne từ 27,2% tăng lên 31,5%.



Chú Phạm Ngọc Hòa- người đội mũ trắng đang làm việc với chuyên gia về dự án thay mới bản thể các turbine)

Trải qua thời gian công tác và làm việc với chú, với tôi cũng không phải là quá dài nhưng cũng để tôi hiểu chú là một người đồng nghiệp luôn tận tâm với công việc, giờ đây tôi không được đồng hành cùng với chú trong nhà máy để được chú  nghe chú nói, chú chia sẻ những công việc vui lẫn buồn. Nhưng những kinh nghiệm quý báu và kỷ niệm về chú rất đáng trân trọng.

                                      Tác giả: Võ Thị Kim Oanh



TAGS:
Xuất bản: 25/12/2020 03:00
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét
  • 40 năm thành lập và Lễ đón nhận huân chương

  • Lễ kỷ niêm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM

  • Giải thể thao truyền thống 2013

  • Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình

  • HỘI THI VĂN NGHỆ 8/3/2016

  • PCCC

  • TCVN ISO 14001:2015